Dự thảo cơ chế và giá điện mặt trời mái nhà FIT3 năm 2021

Bộ Công thương đã hoàn tất dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời thay thế giá được quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg (Quyết định số 13) về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã hết hiệu lực.

Theo đó, dự thảo vẫn duy trì giá cố định nhưng mức dự kiến giảm còn 5,2-5,8 cent/kWh (trong khi Quyết định 13 là 8,38 cent/kWh) tùy dự án. Quy mô công suất hệ thống lắp đặt của dự án càng lớn thì mức giá càng thấp.

Theo Bộ Công thương, việc giảm giá mua cố định và áp mức giá cho từng dự án nhằm để điện mặt trời mái nhà phát triển đúng hướng. Tức là khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời để dùng, thay vì đầu tư đẩy lên lưới bán điện. Dự thảo này đã được Bộ thống nhất trình Thủ tướng phê duyệt.

Cơ sở để đưa ra mức giá điện mặt trới áp mái

Để đưa ra mức giá mới cần dựa vào 2 yếu tố, thứ nhất là được xây dựng trên cơ sở cơ quan tư vấn nước ngoài nghiên cứu, đánh giá về sự thay đổi, phát triển của năng lượng tái tạo, giá thiết bị điện mặt trời ở Việt Nam và trên thế giới.

Thứ 2 là dựa trên các tính toán từ chi phí đầu tư, chi phí vận hành sửa chữa của hệ thống điện, chi phí lắp đặt, tính cả chi phí vay vốn, chi phí đấu nối và đời sống của dự án trong vòng 20 năm.

Mức giá mới sẽ đảm bảo hài hoà lợi ích cho cả nhà đầu tư và bên mua điện

Mức giá này đảm bảo hài hoà lợi ích của cả nhà đầu tư và đơn vị mua điện. Với mức giá này, nhà đầu tư đã có hiệu quả kinh tế rồi.

Còn Nhà nước cũng có lợi vì có được giá điện hấp dẫn, là điện sạch, môi trường sạch, góp phần cung cấp điện năng cho đất nước, giảm áp lực đầu tư lưới điện, truyền tải và phân phối điện

Trừ điện mặt trời mái nhà vẫn áp dụng cơ chế giá cố định thì điện mặt trời nổi, điện mặt trời trên mặt đất sẽ phải áp dụng cơ chế đầu thầu, lựa chọn nhà đầu tư.

FIT LÀ GÌ ?

FIT là thuật ngữ viết tắt của các từ tiếng anh (feed-in-tariff) là một cơ chế chính sách của nhà nước được đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, tăng sức cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các nguồn năng lượng truyền thống.

Hiểu ngắn gọn là FIT là các mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới hoặc sử dụng tại chỗ nhằm giảm tải cho lưới điện.

Ở Việt nam giá FIT đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 26/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã huy động các nguồn lực đầu tư phát triển điện mặt trời, phù hợp với thị trường mới như ở Việt Nam.

Giá bán điện đối với các dự án điện mặt trời áp mái đã được triển khai tại Việt Nam:

  • Giá FIT 1 được ban hành trong Quyết định 11/2017/QĐ-TTg: 35 Uscents/kWh. Có giá trị đến ngày 30/6/2019.
  • Giá FIT 2 được ban hành trong Quyết định 13/2020/QĐ-TTg: 38 Uscents/kWh. Có giá trị đến ngày 31/12/2020.

Một số thay đổi LỚN trong bản dự thảo giá điện mặt trời FIT 3 2021 này:

Chỉ cho lắp đặt với tấm pin mặt trời hiệu suất lớn hơn 19%, xuất xứ rõ ràng

Trong bảng Dự thảo này có đề cập: Hệ thống điện mặt trời mái nhà phải có hiệu suất tế bào quang điện (Solar cell) lớn hơn 20% hoặc các tấm pin lớn hơn 19%, căn cứ về chứng nhận về Nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa, chứng nhận của nhà sản xuất tế bào module quang điện do Cơ quan quốc tế hoặc Cơ quan Quốc gia có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc tương đương.

Yêu cầu lượng điện hàng tháng sử dụng không nhỏ hơn 20% (đối với công suất lắp trên 100KWp)

Đối với hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất lớn hơn 100KWP, yêu cầu lượng điện tự dùng hàng tháng không nhỏ hơn 20% sản lượng phát trong tháng và được thanh toán tối đa 80% sản lượng điện phát thực tế trong tháng của hệ thống.

Biểu giá mua bán điện mặt trời trên mái nhà năm 2021: (Dự kiến)

TT Công suất điện mặt trời mái nhà Giá mua bán điện
VNĐ/kWh Tương đương UScent/kWh
1 <20 KWp 1.582,16 6,84
2 Từ 20KWp – <100KWp 1.468,82 6,35
3 Từ 100KWp đến 1.250KWp (không quá 1.MWac) 1.362,41 5,89

ĐIỆN MẶT TRỜI VẪN SẼ PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN CỦA NỀN KINH TẾ

  • Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bất chấp COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi, tăng trưởng 2,9% vào năm 2020 – một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Cùng với đó, các tổ chức cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng dự kiến là 6,5% vào năm 2021.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế này, Việt Nam phản ánh sự trẻ trung và năng động, đã tạo ra một môi trường hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việt Nam đang đón nhận một lượng lớn các nhà sản xuất nước ngoài và hy vọng sẽ trở thành một trung tâm chính cho ngành sản xuất công nghệ cao.
  • Tất cả những điều trên sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng. Bộ Công Thương cũng đã dự báo nhu cầu điện sẽ tăng từ 217TWh vào năm 2020 lên 491TWh vào năm 2030 và 877TWh vào năm 2045.
  • Và khả năng cung ứng của ngành điện cho nhu cầu sử dụng chưa bao giờ là đủ, chúng ta vẫn chưa thể giải bài toán thiếu điện trong nhiều năm nay. Các nguồn năng lượng tái tạo với ưu điểm, sạch, rẻ và vô tận như điện gió, điện mặt trời vẫn là lựa chọn rất đúng đắn, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong phần tiếp theo của bài viết.

KHÔNG PHẢI AI LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI CŨNG VÌ GIÁ FIT

Giá FIT được ban hành để khuyến khích nền kinh tế chuyển qua ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, cụ thể ở đây là điện mặt trời vì rất nhiều những lợi ích mà nó mang lại. Thế nhưng, FIT không phải là ưu điểm duy nhất và tốt nhất để cân nhắc việc xây dựng một hệ thống điện năng lượng mặt trời.

  • Các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng sản xuất chủ yếu hoạt động vào ban ngày, điện mặt trời được tạo ra và sử dụng tại chỗ góp phần rất lớn giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng nguồn năng lượng giá rẻ và có một chất lượng điện ổn định. Đối với họ, giá FIT không quan trọng vì trọng tâm của họ không phải là hòa lưới và bán điện cho EVN. Đơn giản là việc sử dụng điện năng được tạo ra từ hệ thống điện áp mái sẽ giảm chi phí điện cho hoạt động hàng ngày của họ.
  • Những hộ gia đình kinh doanh, buôn bán và có nhu cầu sử dụng điện nhiều vào ban ngày hoàn toàn có thể lắp đặt một hệ thống điện mặt trời với những lý do tương tự.
  • Từ quy mô công nghiệp đến dân dụng, điện mặt trời vẫn chứng minh được mình là một giải pháp hữu ích, rất đáng để đầu tư. Không những vậy, các yếu tố như bảo vệ môi trường, góp phần duy trì an ninh năng lượng cho đất nước hay làm tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà, cho công trình, thể hiện quan điểm sống xanh, thân thiện với môi trường cũng là yếu tố rất quan trọng với nhiều nhà đầu tư…

NẾU KHÔNG CÓ FIT, LIỆU CHI PHÍ LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI CÓ CÒN HẤP DẪN

Công nghệ ngày càng tiên tiến, chi phí lắp đặt hợp lý. Hiệu năng, tuổi thọ của một hệ thống điện mặt trời ngày càng cao…  Có rất nhiều lý do cho việc điện mặt trời vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn, ngay cả khi đặt FIT qua một bên:

  • Chi phí đầu tư trọn gọi một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 3kWpvào khoảng 45 – 50 triệu đồng tùy hàng hóa, khu vực tại thời điểm hiện tại.
  • Trung bình, một ngày hệ thống có thể sản sinh ra 6 kWh, một tháng là 380kWh.
  • Giá điện thang bậc 6 (cao nhất) là 200 đ/kWh, như vậy, hệ thống điện mặt trời đã giúp tiết kiệm đến 1.220.000 đ mỗi tháng.
  • Bạn chỉ cần 3,5-4 năm là đã có thể hoàn vốn đầu tư và tiếp tục sử dụng miễn phí điện năng do hệ thống tạo ra trong hơn 20 năm sau đó!
  • Nếu gia đình bạn không sử dụng điện nhiều vào ban ngày, bạn có cân nhắc sử dụng hệ thống có pin lưu trữ. Một hệ thống điện mặt trời có pin lưu trữ sẽ cần số tiền đầu tư ban đầu lớn hơn (khoảng 90 triệu đồng) nhưng lại có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với một hệ thống hòa lưới. Vấn đề về tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống lưu trữ đã được giải quyết với những công nghệ hiện đại được sử dụng có thể có tuổi thọ lên đến hơn 10 năm.